-
- Tổng tiền thanh toán:
Bếp từ dần được yêu thích, lựa chọn và sử dụng thay thế bếp ga bởi thiết kế đẹp mắt, nhiều tính năng thông minh, độ bền cao, nấu ăn an toàn tuyệt đối, tiết kiệm điện tốt, tăng nét đẹp thẩm mỹ đơn thuần cho không gian bếp. Vậy bếp từ có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Làm thế nào để có thể sử dụng hiệu quả? Hãy cùng nội thất TMG tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên lý hoạt động của Bếp Từ
Bếp điện từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ dòng điện Fu-cô. Khi chúng ta bật bếp dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng ở mặt dưới kính và tạo ra dòng từ trường trong phạm vi vài minilet trên bề mặt bếp. Ở đáy nồi để nấu bếp từ được làm bằng vật liệu nhiễm từ nằm trong phạm vi này. Vì vậy khi đáy nồi được dòng từ trường ở bếp tác động sẽ khiến các phân tử nhiễm từ giao động mạnh và tự sinh ra nhiệt.
Điều đặc biệt lượng nhiệt này chỉ có tác dụng với đáy nồi để làm chín thức ăn bên trong chứ hoàn toàn không tác động đến bề mặt kính và không thất thoát ra môi trường. Điều này có nghĩa là khi chúng ta nấu bằng bếp từ thì chỉ có nồi được làm nóng còn bề mặt của bếp hoàn toàn được cách nhiệt.
Có thể bạn chưa biết khi chúng ta nấu nhiệt độ của bếp sẽ không bao giờ cao hơn nhiệt độ đáy nồi. Vì nguyên lý hoạt động của bếp sẽ khiến cho bộ phận nhiễm từ của đáy nồi chuyển hóa từ năng lượng từ trường sang năng lượng nhiệt.
2. Chi tiết cấu tạo bếp từ
- Hình dáng bếp từ
Bếp từ được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau tùy theo từng loại bếp đơn, bếp đôi, bếp 3, bếp 4 mà sẽ có cấu tạo là hình vuông, hình chữ nhật, hình oval hoặc hình quả đỗ. Ngoài ra cũng tùy vào từng loại bếp từ là bếp âm hay bếp dương mà độ dày của bếp cũng khác nhau dao động từ 7 đến 25cm tùy vào từng thương hiệu sản xuất cũng như kiểu bếp.
- Mặt kính bếp từ
Hiện nay hầu hết được làm từ lớp kính chịu nhiệt dày khoảng 4 đến 8mm Các loại kính được sử dụng nhiều hiện nay là kính Ceramic, EuroKera của Pháp và Schott Ceran của Đức.. Mặt kính có khả năng chịu nhiệt và chống và đập vô cùng tốt. Mặt bếp nhẵn và phẳng để hạn chế bám bẩn và dễ dàng vệ sinh trong quá trình sử dụng.
Mặt kính đóng vai trò khá quan trọng trong bếp từ, nó vừa có nhiệm vụ bảo vệ thân bếp và các linh kiện bên trong bếp. Vừa đảm nhiệm vai trò thẩm mỹ cho toàn bộ chiếc bếp.
Trên bề mặt bếp được đánh dấu hiệu vòng tròn hoặc hình vuông đánh dấu nơi vị trí đặt nồi đun, các ký hiệu và phím điều khiển
Mâm nhiệt
Mâm nhiệt hay còn gọi là cuộn cảm được cấu tạo bởi vòng tròn đơn và gắn kết bằng dây đồng được coi là linh kiện quan trọng bậc nhất trong bếp từ. Nó góp phần quan trọng trong việc sinh nhiệt và đảm bảo độ bền, độ an toàn trong nấu nướng.
Quạt làm mát
Quạt làm mát, quạt tản nhiệt hay quạt thông gió trong bếp từ có nhiệm vụ làm mát, giảm nhiệt nhanh chóng các linh kiện trong bếp từ, cân bằng nhiệt độ khi bếp hoạt động với công suất cao, nhiệt độ tăng. Bảo vệ linh kiện và đảm bảo sự hoạt động ổn định của bếp từ.
Mỗi bếp từ cấu tạo chính đều được trang bị một đến 2 quạt làm mát tùy thuộc vào số lượng vùng nấu của bếp từ và chất lượng quạt. Thông thường, bếp từ đôi sẽ sử dung 2 quạt làm mát. Có bếp từ chỉ có 1 quạt, số lượng quạt làm mát không quan trọng, quan trọng là bếp từ đó đang sử dụng loại quạt tản nhiệt nào để có thể cân bằng nhiệt độ trong bếp từ khi nấu ăn.
Quạt làm mát bếp từ thường có 2 loại:
-
Quạt đồng trục
-
Quạt tuabin
Trong đó, quạt tuabin thường sử dụng cho bếp từ nhập khẩu cao cấp, còn quạt đồng trục thường sử dụng trong các loại bếp từ giá rẻ.
Với những loại bếp từ sử dụng quạt tuabin, thường chỉ cần lắp đặt 1 chiếc quạt làm mát loại này là bếp từ đã có thể làm mát các linh kiện bên trong. Bởi, quạt tuabin có hiệu suất làm mát nhanh, bền bỉ. Tuy nhiên, giá thành quạt tuabin khá đắt.
Quạt làm mát ở bếp từ hoạt động với điện áp một chiều 18V. Quạt chỉ hoạt động khi nguồn điện được cắm đúng chiều (+), (-). Trong quá trình sử dụng, quạt thường bị hỏng do khô dầu, bong vít và rất ít hỏng phần điện.
Bo mạch điện tử
Mỗi thiết bị bếp từ có cấu tạo bo mạch khác nhau. Tuy nhiên, cấu tạo bo mạch bếp từ thường sẽ có:
-
Nguồn điện và mạch chỉnh lưu
-
Nguồn chuyển mạch ngắt mở, nguồn xung
-
Sò công suất IGBT
-
Tụ điện
-
Cuộn dây Panel
-
Hệ thống cảm biến nhiệt độ
-
Khối vi xử lý MUC
-
Quạt làm mát
-
Diode cầu
Bo mạch của bếp từ
Trong cấu tạo của bếp từ thì bo mạch bếp từ chính là bộ phận có kích thước lớn nhất, dễ thấy nhất và có kết cấu phức tạp nhất. Trong đó bo mạch điều khiển đóng vai trò quyết định toàn bộ hoạt động của bếp, mạch điện bếp từ thì cung cấp dòng điện có tần số cao cho cuộn cảm bếp từ đây là bộ phận nhận lệnh trực tiếp từ người dùng thông qua bảng điều khiển.
Trên đây là nguyên lý hoạt động và cấu tạo của bếp từ mà chúng ta hay sử dụng ở nhà. Vậy nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến bếp từ hoặc thiết bị nhà bếp hãy để lại câu hỏi dưới bài để được giải đáp nhé!