-
- Tổng tiền thanh toán:
Nhiều gia chủ trong quá trình thiết kế nhà vệ sinh thường mắc phải những sai lầm, khiến quá trình sử dụng không được thoải mái, gây nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các thành viên trong gia đình bạn. Vì vậy, hãy bỏ túi ngay 5 sai lầm không nên mắc phải khi thiết kế nhà vệ sinh, mà Showroom TMG điểm tên ngay sau đây. Để tránh khỏi những sai lầm không đáng có.
1. Sử dụng gạch lát nền men bóng
Sử dụng gạch lát nền men bóng, sẽ giúp tổng thể không gian lắp đặt được sang trọng và hiện đại hơn. Với những ưu điểm như khả năng hút ánh sáng tốt, phù hợp với những không gian có diện tích hẹp, thiếu ánh sáng tự nhiên. Bề mặt gạch men bóng có độ sáng bóng cao, khó bám bẩn nên vệ sinh, lau chùi rất dễ dàng.
Bên cạnh đó, gạch men bóng có những nhược điểm phải kể đến như: bề mặt có độ trơn cao, dễ bám bẩn, khó vệ sinh nên không thể sử dụng ốp lát ở những khu vực như nhà vệ sinh, không gian vui chơi của trẻ nhỏ. Sử dụng gạch lát nền men bóng cho nhà vệ sinh sẽ gây ra những hiệu quả nghiêm trọng bạn không thể lường trước được.
Vì vậy, biện pháp hữu hiệu nhất khi thiết kế nhà vệ sinh đó là sử dụng gạch lát nền men mờ. Xu hướng sử dụng gạch men mờ đang khá được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Dòng gạch này đã chiếm được lòng tin của khách hàng bởi, thiết kế sang trọng, hiện đại và vô cùng tinh tế, bề mặt men khô, không bị trơn trượt, chịu được môi trường thường xuyên ẩm ướt, dễ dàng vệ sinh, thẩm mỹ cao. Hầu hết, gia chủ đã tin tưởng lựa chọn gạch lát nền men khô để lát nền khu vực nhà tắm để tránh trơn trượt.
Mặt khác, gạch men mờ với khả năng chống thấm tuyệt đối, khi sử dụng lát nền trong không gian nhà vệ sinh nước sẽ không thấm ngược, đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, khô thoáng, không ảnh hưởng đến vệ sinh của không gian
2. Không gian nhà vệ sinh thiếu ánh sáng, không thông thoáng
Không gian nhà vệ sinh thiếu ánh sáng, không thông thoáng sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng phát triển, mất sự thoải mái, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, việc thiết kế ánh sáng phù hợp với không gian nhà vệ sinh ngày càng được nhiều gia chủ chú trọng. Khi thiết kế nhà vệ sinh đầy đủ ánh sáng, có sự thông thoáng, sạch sẽ để vừa thuận tiện khi sử dụng vừa đảm bảo được sự thoải mái cho người dùng.
Để giúp không gian nhà vệ sinh đầy đủ ánh sáng, thông thoáng gia chủ cần chú ý đến tổng thể không gian, nhu cầu lắp đặt, ý tưởng thiết kế để lựa chọn được phong cách phù hợp nhất. Hãy tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên bằng cách thường xuyên mở cửa sổ, để nguồn ánh sáng tự nhiên và không khí tự nhiên đi vào không gian nhà vệ sinh giúp không gian được sạch sẽ, thông thoáng hơn.
Một gợi ý khác ch gia chủ đó là cũng có thể dùng những bức tranh lớn, có họa tiết hoa văn độc đáo, tạo ảo giác khi bước vào. Với điểm nhấn này, người dùng sẽ cảm thấy vô cùng thư giãn, thoải mái, tạo cảm hứng mỗi khi bước vào.
3. Diện tích phòng tắm quá lớn
Một không gian nhà vệ sinh đẹp, sang trọng không chỉ được trang trí, thiết kế bằng những thiết bị vệ sinh , món đồ nồi thất phù hợp. Hãy chú ý đến tổng thể bố cục, diện tích không gian. Diện tích nhà vệ sinh quá lớn sẽ dẫn tới sự lãng phí, khó khăn trong việc thiết kế tổng thể.
Vì vậy, khi xây nhà gia chủ hãy thiết kế nhà vệ sinh với tỉ lệ diện tích phù hợp, không quá nhỏ so với tổng thể, cũng không được quá lớn so với một ngôi nhà có diện tích bé. Một không gian nhà vệ sinh có diện tích phù hợp sẽ giúp không gian sử dụng được hiệu quả hơn, dễ dàng sắp xếp nội thất, tăng diện tích sinh hoạt cho những khu vực khác cần thiết hơn.
Gia chủ có thể tham khảo diện tích tối thiểu khi thiết kế nhà vệ sinh, đảm bảo tính toán chính xác nhất, đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng ngày. Một không gian nhà vệ sinh có diện tích tối thiểu được xác định là khoảng 2m2. Tùy thuộc vào không gian, công trình khác nhau mà diện tích không gian nhà vệ sinh có thể lên tới 4m2, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như thẩm mỹ cho không gian.
4. Nhà vệ sinh nhìn thẳng vào phòng khác
Theo phong thủy, nhà vệ sinh là nơi mất vệ sinh, ô uế nhất trong nhà. Vì vậy, khi thiết kế nhà vệ sinh, gia chủ nên tránh đặt nhà vệ sinh đối diện với phòng ngủ, cửa ra vào, nhà bếp sẽ khiến cho tài lộc, của cải trong nhà sẽ bị hao hụt.
Nhà vệ sinh không được đối diện với cửa bếp
Bếp là nơi được coi là giữ lửa cho gia đình, nơi các thành viên quây quần với nhau sau một ngày làm việc. Ngược lại, nhà vệ sinh là nơi nuôi dưỡng vi khuẩn, ô uế, mất vệ sinh nhất trong nhà. Vì vậy, không nên đặt nhà vệ sinh đối diện với bếp, sẽ ảnh hưởng tới không gian, tổn hại tới sức khỏe các thành viên trong gia đình bạn.
Cửa nhà vệ sinh không được đối diện cửa chính:
Cửa chính là khu vực sinh khí đi thẳng vào nhà và dẫn đi toàn bộ không gian ngôi nhà. Nếu đặt nhà vệ sinh đối diện cửa chính thì sinh khí sẽ đi thẳng vào nhà vệ sinh, gây âm khí nặng nề, bất lợi cho đường tài lộc của gia chủ. Nếu không gian nhà của gia chủ đang thiết kế như vậy, hãy lắp một chiếc bình phong, vách che chắn để hạn chế tối đa điềm xấu cho gia đình.
5. Nền nhà vệ sinh cao hơn nền tổng thể của không gian nhà
Khi bạn thiết kế khu vực tắm của nhà vệ sinh cao hơn nền tổng thể của phòng sẽ khiến nước của khu vực này sẽ bị chảy ra khu vực khác. Vì vậy, hãy khắc phục ngay bởi tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, tiện khi cho không gian nhà vệ sinh của gia đình bạn.
Ngôi nhà của bạn đã xây xong, nên không thể hạ thấp nền nhà vệ sinh xuống được, vì vậy hãy áp dụng những biện pháp khắc phục nền nhà vệ sinh cao hơn nền tổng thể bằng những cách xây gờ cao hơn nền nhà khoảng 5cm, sẽ giúp ngăn được dòng nước từ trong nhà vệ sinh tràn ra ngoài.
Trên đây, TMG đã giới thiệu tới khách hàng những sai lầm khi thiết kế nhà vệ sinh và cách khắc phục nhanh chóng, dễ dàng nhất. Để có thêm nhiều kinh nghiệm khi thiết kế nhà vệ sinh, khách hàng hãy liên hệ tới hotline chăm sóc khách hàng 085.249.6668 để được tư vấn miễn phí nhé!