Tủ bếp là phụ kiện không thể thiếu trong mỗi căn bếp của gia đình, là nơi chứa các vật dụng đồ đạc của nhà bếp với những món đồ có kích thước nhỏ cho đến cồng kềnh. Tủ bếp gọn gàng, ngăn nắp sẽ giúp bạn tìm kiếm đồ đạc dễ dàng, nhanh chóng hơn và quyết định đến thẩm mỹ của cả không gian bếp. Vậy bạn đã biết cách sắp xếp tủ bếp gọn gàng, sạch sẽ và tinh tế chưa? Nếu chưa, Nội Thất TMG sẽ gợi ý cho bạn cách làm ngay tại bài viết này nhé!
Tại sao chúng cần sắp xếp tủ bếp gọn gàng khoa học?
-
Giúp gian bếp gọn gàng, chỉn chu đảm bảo tính thẩm mỹ
Việc biết cách sắp xếp căn bếp gọn gàng, sạch sẽ là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt, mỗi khi tiếp đãi khách khứa căn bếp, tủ bếp gọn gàng, sạch đẹp sẽ để lại ấn tượng tốt hơn về gia chủ trong lòng họ.
-
Tiết kiệm thời gian tìm kiếm
Tủ bếp thường chứa rất nhiều dụng cụ, xoong nồi, chén đĩa,... và cả thức ăn. Đặc biệt bên cạnh những món bạn thường xuyên sử dụng nhưng cũng không ít những vật dụng nhà bếp hiếm khi dùng đến. Nếu như để chúng một cách bừa bãi, thiếu khoa học thì rất mất thời gian tìm những lúc cần dùng. Thay vào đó, việc bố trí và phân loại đồ dùng bếp hợp lý sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn để tìm kiếm chúng.
-
Bảo quản đồ dùng nhà bếp và thức ăn tốt hơn
Thông thường, các kệ bếp nằm phía trên và dưới bếp nấu, bồn nước sẽ phần nào bị tác động bởi nhiệt lượng và độ ẩm. Nếu không muốn đồ dùng nhanh hỏng hay bị mốc meo, ẩm mốc hay bám bẩn, rỉ sét,...nhất định phải sắp xếp chúng hợp lý và khoa học.
Mẹo Hay sắp xếp tủ bếp gọn gàng khoa học
1. Dọn Dẹp Và Bỏ đi các vật dụng không cần thiết bên trong nhà bếp.
-
Dọn dẹp tủ bếp là bước đầu tiên để sắp xếp đồ ngăn nắp giúp tủ bếp sạch sẽ
-
Hãy kiểm tra từng ngăn và bàn bếp để loại bỏ những vật dụng không cần thiết hoặc dư thừa trong nhà bếp. Phân loại đồ dùng là bước quan trọng để giữ lại những vật dụng thường xuyên sử dụng để nấu ăn và loại bỏ những vật dụng đã hỏng, hết hạn hoặc không còn sử dụng được. Điều này sẽ làm cho không gian bếp trở nên thoáng đãng hơn.
2. Bố Trí Các Ngăn Tủ Bếp Khoa Học
Thông thường, một tủ bếp đẹp, khoa học được bố trí thành 5 khu vực chính là khu chứa thực phẩm, khu cất giữ đồ dùng, khu vực bồn rửa, khu soạn đồ và khu nấu nướng.
3. Sắp xếp đồ dùng theo chiều dọc
Để các đồ dùng theo “chiều dọc” sẽ tận dụng tối đa diện tích nhà bếp.
Với bát đĩa, các bạn nên đặt dọc theo giá đỡ hay xếp chồng lên nhau theo chiều dọc trong cùng một khu vực. Với ly, nên úp trên giá hay đựng trong khay đựng. Ngoài ra, nên đặt những chai, lọ, nguyên liệu nấu ăn trong những khay vuông, điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm phần nhiều diện tích.
4. Sắp xếp muỗng, thìa, dĩa, đũa khoa học
Muỗng, nĩa và đũa là những vật dụng nhỏ bé nhưng lại được sử dụng hàng ngày trong gian bếp. Để bảo quản chúng một cách ngăn nắp và sạch sẽ, bạn có thể sử dụng các hộc tủ bếp và sắm thêm các ống đựng, khay và các vật liệu tương tự.
Lưu ý quan trọng là không nên cất muỗng, nĩa và đũa khi chúng còn ướt. Điều này giúp tránh tình trạng ẩm mốc và mùi hôi phát sinh. Hãy đảm bảo chúng được khô ráo hoàn toàn trước khi đặt vào các hộc tủ hoặc ống đựng.
Khay chia thìa dĩa Eurogold E0645A
5. Dán móc hoặc lắp thêm giá treo vào bên trong cánh tủ
Đây là một trong những ý tưởng tuyệt vời để loại bỏ mớ hỗn độn ra khỏi căn bếp của bạn trong nháy mắt. Với những loại gia vị, sốt hay các loại thực phẩm khô đóng gói bạn chỉ cần sử dụng kẹp giấy, kẹp tất cả vào nhau và treo lên móc gắn bên trong tủ. Bạn sẽ luôn biết được bạn cất chúng ở đâu và chỉ cần gỡ ra để sử dụng mỗi khi cần. Có thể sử dụng móc dán tường, móc treo hút chân không, móc treo đơn hoặc móc treo theo hàng,…
Với những chiếc vung xoong nồi hãy lắp thêm một giá treo – loại giống với giá treo khăn – và sắp xếp chúng một cách gọn gàng nhất.
6. Thùng rác đặt ở vị trí hợp lý
Để đảm bảo tính thẩm mỹ và đảm bảo an toàn vệ sinh trong khu vực bếp, hãy đặt thùng rác ở vị trí hợp lý. Điều này không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian bếp mà còn giúp ngăn chặn mùi hôi phát ra trong thùng rác.
Tuy nhiên, khi đặt thùng rác, hãy tìm một vị trí thích hợp để tiện sử dụng khi cần.
7. Duy trì tổ chức
Hãy cố gắng giữ mọi thứ gọn gàng sau khi dùng xong và cất đi. Ví dụ, xoay nhãn thực phẩm để chúng hướng ra ngoài xếp vật dụng theo loại và kích cỡ. Làm như vậy có thể khuyến khích bạn và những người khác cũng giữ tủ bếp luôn gọn gàng.
Như vậy, với những gợi ý trên hy vọng bạn sẽ tìm được những ý tưởng phù hợp để sắp xếp lại tủ bếp của mình. Tùy thuộc vào diện tích cũng như các thiết kế có sẵn, bạn có thể chọn ra những phương án tối ưu nhất và kết hợp chúng với nhau một cách linh hoạt, hiệu quả.