Bình nước nóng là thiết bị được sử dụng phổ biến trong mỗi gia đình Việt bởi sự tiện lợi mà nó mang lại. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nếu không được vệ sinh định kỳ bình nước nóng sẽ bị đóng cặn, thời gian làm nóng lâu… gây ảnh hưởng đến đến chất lượng nước cũng như tuổi thọ sản phẩm.
Các bạn đừng lo, hôm nay Thiết bị vệ sinh TMG sẽ mách bạn cách vệ sinh bình nóng lạnh cực kỳ đơn giản, chuẩn thợ mà mang lại tính hiệu quả cao. Các bạn cùng theo dõi nhé.
Những ảnh hưởng khi không vệ sinh bình nóng lạnh thường xuyên
Nếu không được kiểm tra vệ sinh thường xuyên, bình nóng lạnh sẽ:
-
Rất dễ gây nguy hiểm cho người dùng (đặc biệt là máy nước nóng gián tiếp).
-
Làm tiêu hao nhiều điện hơn.
-
Khiến các bộ phận của bình bị hư hỏng, ảnh hưởng trong quá trình sử dụng, dẫn tới ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày của cả gia đình.
-
Làm nguồn nước nóng cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày không được đảm bảo sạch sẽ, an toàn, gây tác động xấu cho sức khỏe.
Khi nào chúng ta cần vệ sinh bình nước nóng lạnh?
Một số dấu hiệu cảnh báo bình nóng lạnh của bạn cần được vệ sinh ngay lập tức là khi:
-
Bình đã sử dụng một thời gian và nước không được trong, có màu vàng đục.
-
Bình nước nóng phát ra những tiếng ồn.
-
Hệ thống đèn báo trên bình không sáng.
-
Bạn mất thời gian lâu hơn để có được lượng nước nóng như mong muốn.
-
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý ngay cả khi bình vẫn hoạt động bình thường, bạn vẫn nên vệ sinh và kiểm tra bình định kỳ. Thời gian kiểm tra có thể dựa theo chất lượng nguồn nước nơi bạn sinh sống.
Các bước vệ sinh .
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ.
-
Dụng cụ tháo lắp: bút thử điện, băng dính điện, băng tan, cờ lê, mỏ lết, tua vít, kìm, kéo, băng keo, kéo.
- Dung dịch tẩy rửa cặn canxi DrC 4G ( Nếu có)
Bước 2 : Ngắt nguồn điện
- Thông thường, bình tắm nóng lạnh thường được các gia đình thiết kế 1 aptomat riêng, người sử dụng nên ngắt aptomat này.
- Tuy nhiên để đảm bảo không còn điện trong bình nóng lạnh, dùng bút thử điện để thử trước khi tiến hành tháo lắp bình tắm nóng lạnh.
Bước 3 : Tháo rơ - le
Đối với bình nước nóng gián tiếp đời mới có rơ-le bảo vệ kép, bạn cần tháo bộ phận này và làm sạch toàn bộ các giắc cắm ở rơ-le và chân sợi đốt. Hãy chắc chắn rằng khi cắm không có tia lửa điện và hiện tượng cháy nổ, chập điện,… gây nguy hiểm.
Bước 4 : Tháo dỡ bình
Sử dụng các dụng cụ đã chuẩn bị để vặn ốc tháo dây cấp nước, sau đó mở van để xả hết nước trong bình ra ngoài. Hãy nhấc bình một cách cẩn thận từ trên cao xuống dưới sàn, đặt ở khô ráo để tiến hành vệ sinh.
Bước 5 : Tháo bảng mạch điện
Tùy vào từng dòng máy sẽ có cách tháo mở phần vỏ mặt trước của bình khác nhau. Thông thường, cần gỡ núm vặn điều chỉnh nhiệt độ nước ra trước, sau đó cậy tấm ốp là mở được phần mạch điện bên trong. Bước tháo lắp này sẽ giúp mạch điện không bị ướt trong quá trình súc rửa bình nóng lạnh.
Bước 6 : Kiểm tra thanh đốt, thanh magie
Dùng kìm để xoáy ốc ra, xoáy được một nửa, bạn hãy xoáy tiếp bằng tay, tránh trường hợp xoáy quá nhanh làm rơi, sẽ làm vỡ thanh magie và sợi đốt.
-
Chúng ta cũng tiến hành quan sát thanh magie và thanh đốt, vệ sinh chúng thật sạch sẽ. Chúng ta sử dụng dung dịch tẩy cặn canxi để vệ sinh thanh đốt. Đừng quên xịt nước nhẹ vào thanh magie để làm sạch
-
Tiến hành sục bình nóng lạnh: tiến hành xoáy ống cấp nước vào ống dẫn nóng lạnh trên bình nước nóng, tiến hành mở ống cấp nước để nước lạnh chảy vào sục bình. Lấy môt chiếc chậu lớn để hứng nước ở bên dưới nhé. Sau khi nước chảy ra không còn bẩn, bạn khóa ống cấp nước, tiến hành tháo ống cấp nước ra khỏi ống dẫn nước nóng nhé.
*Lưu ý:
-
Nếu thanh magie đã sử dụng được 5-7 năm, bạn nên thay thanh magie mới nhé!
-
Thanh magie có tác dụng thu cặn, vì thế, khi bảo dưỡng bình nóng lạnh, bạn nên thay thanh magie chính hãng để bình nóng lạnh chạy tốt hơn. Hiện nay trên thị trường có bán các thanh gọi là magie, nhưng thực ra chỉ là thanh nhôm làm giả magie, không có tác dụng thu cặn trong bình. Vì vậy, bạn nên tìm nơi mua thanh magie uy tín, chất lượng.
Bước 7 : Vệ sinh bình chứa. vỏ bình
- Bạn có thể súc rửa bình chứa bằng nước tẩy cặn và tráng lại cho đến khi nước xả ra có màu trong, sạch, không còn cặn bẩn. Với phần bỏ bình, bạn chỉ cần lau bụi bẩn bằng khăn mềm ẩm.
Bước 8 : Lắp bình và kiểm tra, chạy thử khả năng hoạt động.
Sau khi rửa sạch, lắp lại thiết bị như ban đầu. Mở van nước nóng ra để xả khí trong bình, đồng thời, mở van cấp nước lạnh vào bình để nước được chảy ra ở cửa nóng. Nếu thấy nước đã chảy thành dòng và không còn bọt khí, bạn hãy đóng van nước nóng lại. Sau đó, cắm điện cho bình nóng lạnh chạy bình thường và kiểm tra xem nhiệt độ nước có đạt độ nóng tốt hay không.
- Những lưu ý khi vệ sinh bình nóng lạnh.
Khi vệ sinh bình tắm nóng lạnh người sử dụng cần lưu ý các vấn đề sau.
+ Dùng vải mềm và nước ấm để lau bình nóng lạnh, không nên dùng nước nóng, chất tẩy rửa có tính chất ăn mòn hay dung môi hóa học vì sẽ khiến bền mặt bình dễ bị ảnh hưởng, làm giảm độ bền của bình. Chỉ dùng dung dịch tẩy cặn cho bộ phận thanh Ma-giê bị đóng cặn.
+ Tùy vào chất lượng nguồn nước từng vùng miền mà bạn có thời gian vệ sinh và bảo dưỡng khác nhau. Với các vùng nước cứng, nhiễm phèn, mặn thì nên định kỳ 1-2 năm vệ sinh 1 lần.
+ Việc ngắt nguồn điện, kiểm tra kỹ không có nguồn vào bình khi vệ sinh là đặc biệt quan trọng, người vệ sinh nên đặc biệt lưu ý.
Mong rằng với những thông tin trên đây bạn đã biết cách để vệ sinh bình nóng lạnh đúng cách, đảm bảo vệ sinh và an toàn trong quá trình sử dụng bình nóng lạnh.